Chiến lược YouTube thành công: Theo dõi hiệu quả video giới thiệu công ty

Để đo lường mức độ hiểu quả của việc triển khai kênh YouTube doanh nghiệp, bạn cần đặt ra một số yêu cầu và KPI rõ ràng để định hướng triển khai các video giới thiệu công ty trên nền tảng này. 

Cùng nhắc lại các bước triển khai kênh YouTube doanh nghiệp:

Và cuối cùng là đánh giá lại hiệu quả của các bước triển khai kể trên: Theo dõi hiệu quả các video. Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả luôn cần được triển khai sau mỗi video đăng tải, nhờ đó bạn có thể cải thiện trong các video tiếp theo.
YouTube cung cấp công cụ theo dõi hiệu quả của từng video đăng tải của kênh. YouTube Analytics giúp bạn theo dõi được những thông số quan trọng nhất bạn cần quan tâm ngay trên trang chủ video. Ngoài ra nhiều thông số chi tiết hơn sẽ được hiện thị khi bạn truy cập vào Analytics nằm phía dưới mỗi video.
Sau đây sẽ là 5 điều kiện, thông số bạn cần quan tâm và theo dõi sát sao đối với từng video được đăng tải trên kênh YouTube của doanh nghiệp:

1. Lượt xem

Số liệu đầu tiên bạn cần quan sát cũng là số liệu cơ bản nhất: Có bao nhiêu người xem video của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. YouTube cũng giúp bạn phân tích giới tính, độ tuổi và vùng địa lý của những người xem video đó.
Bao nhiêu người xem thì được đánh giá là hiệu quả? Điều này còn phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Nếu video của doanh nghiệp có thể đạt được một nghìn lượt xem chỉ sau một đêm, đây có thể là một dấu hiệu của video viral và bạn hoàn toàn có thể đặt mục tiêu cao hơn đối với video đó. Tuy  nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng cần hoặc đặt mục tiêu có một lượng người xem khủng như vậy. Đối với một số loại video và doanh nghiệp khác nhau, trung bình video khoảng trên dưới 100 lượt xem có thể đã được đánh giá là hiệu quả, với điều kiện là video tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Bạn cần phải đánh giá hiệu quả video dựa trên những tiêu chuẩn của doanh nghiệp, của lĩnh vực kinh doanh và kỳ vọng thực tế.

video-gioi-thieu-cong-ty

2. Nguồn Traffic

Bạn có thể quảng cáo video của doanh nghiệp hiệu quả hơn nếu bạn biết được người xem tiếp cận được video qua đường nào. Họ có thể được chuyển hướng từ việc xem các video khác có liên quan, tìm kiếm từ khoá trên YouTube hoặc được kết nối từ các trang mạng khác.
Ví dụ, nếu bạn tìm hiểu được phần lớn người xem kênh của doanh nghiệp đến từ việc tra các từ khoá trên YouTube, bạn sẽ cần phải chú trọng tối ưu SEO, từ khoá cho các video trên kênh trong tương lai. YouTube Analytics có thể hỗ trợ bạn bằng cách đề xuất một loạt từ khoá mà người xem đã sử dụng, vì vậy bạn có thể chọn lọc ra những từ khoá có hiệu quả nhất để SEO trong phần mô tả. 
Để hiểu hơn về tối ưu SEO cho kênh YouTube của doanh nghiệp hãy quay lại bước 3 của quy trình để tìm hiểu nhé!
Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu hành trình người xem này của YouTube để tìm hiểu nguyên nhân của những video có tương tác kém để cải thiện hơn. Tìm hiểu người xem làm gì, hay quan trọng hơn là không làm hành động gì, để tìm kiếm một video. Trong trường hợp một video không hiệu quả thông qua công cụ tìm kiếm YouTube, bạn sẽ biết là cần tập trung hơn vào việc lựa chọn từ khoá, từ đó các từ khoá được sử dụng ở những video sau sẽ càng mạnh hơn.

3. Chỉ số tương tác 

Việc người xem ghé qua kênh và chỉ xem duy nhất 1 video vẫn là chưa đủ hiệu quả đối với chiến lược triển khai kênh YouTube doanh nghiệp. Bạn cần người xem tương tác nhiều hơn, bình luận về video và chia sẻ cho bạn bè.
Một cách giúp bạn theo dõi chỉ số tương tác trên kênh, YouTube có sẵn một số công cụ thống kê các chỉ số hỗ trợ cho công việc này. Bạn có thể theo dõi có bao nhiêu người đăng kí theo dõi kênh YouTube của doanh nghiệp, bao nhiêu người thích và không thích video, bao nhiêu người đánh dấu mục yêu thích, bao nhiêu người đã tham gia bình luận và bao nhiêu người chia sẻ video lên các trang khác như Facebook, Twitter và Google.
Video của doanh nghiệp càng nhận được sự tương tác cao, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội kết nối với khách hàng và hình thức truyền thông truyền miệng càng hiệu quả hơn.

4. Tỷ lệ giữ chân người xem

Người xem bấm nút bắt đầu video cũng không đồng nghĩa với việc họ sẽ xem hết đến cuối video. Tỷ lệ giữ chân người xem là một thông số quan trọng cho thấy trung bình một người xem bỏ ra bao nhiêu thời gian để xem video của doanh nghiệp và tại thời điểm nào thì họ bắt đầu cảm thấy nhàm chán và thoát video.
Tỷ lệ người xem của YouTube giúp bạn điều tra được số người xem tại mỗi giây video. Đây là một công cụ vô cùng hiệu quả để theo dõi mức độ hiệu quả của video và hướng đến sản xuất video hút người xem từ đầu đến cuối.

5. Tỷ lệ chuyển đổi

YouTube Analytics không thể hỗ trợ gì hơn cho bạn ở tiêu chí này. Bạn sẽ cần điều tra con số chính xác của tỷ lệ chuyển đổi từ người xem video trở thành khách hàng ghé thăm website chính hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tỷ lệ chuyền đổi còn phụ thuộc vào hành động nào của người xem mà bạn muốn tập trung hướng tới. Liệu việc sản xuất và triển khai video trên kênh YouTube có tạo ra doanh thu hoặc có tăng traffic cho website của bạn? Nếu cần đẩy mạnh doanh thu, bạn có thể theo dõi số đơn chốt từ người xem video chuyển hướng đến trang web của doanh nghiệp một cách dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, những video không thu hút quá nhiều lượt xem lại có tủ lệ chuyển đổi rất cao nhờ tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Và điều này mới là thành công thực sự của việc triển khai kênh YouTube cho doanh nghiệp.

Với những sản phẩm media, video truyền thông, video giới thiệu công ty hoàn chỉnh, đẹp mắt, doanh nghiệp còn cần sát sao hơn trong việc đăng tải, tối ưu hoá cho từng video để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Trong bài viết này những tiêu chí giúp đánh giá và theo dõi hiệu quả đã được chỉ ra và chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý và triển khai kênh.

Nếu các doanh nghiệp của bạn cần hỗ trợ trong việc sản xuất video và phụ trách media, hãy liên hệ ngay với Modiaz - Phòng media thuê ngoài của doanh nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: 4 lợi ích của việc quay phim doanh nghiệp bạn cần biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Pages