Với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quay phim doanh nghiệp, họ luôn hiểu rằng, một video chuyên nghiệp và thú vị không chỉ dựa vào vốn đầu tư cao hay thiết bị hiện đại. Với 6 tips sau đây, bạn hoàn toàn có thể tự mình thiết kế cũng quay phim doanh nghiệp mà không tốn quá nhiều chi phí. Cùng Modiaz tìm hiểu nhé!
1. Tập luyện sự tự tin với máy quay
Cách tương tác và nói trước máy quay không phải là điều mà ai cũng làm được. Cách nói ảnh hưởng rất nhiều tới trải nghiệm mà người xem nhận được. Tỏ ra lo lắng, run sợ, thiếu tự tin sẽ phân tán người đọc ra khỏi những điều mà bạn cố gắng truyền tải.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể tự tập luyện. Nếu bạn không sinh ra với một sự dạn dĩ trước máy quay bẩm sinh, bạn có thể làm theo những cách dưới đây:
- Sử dụng những ngôn ngữ cơ thể mang tính mở và điềm đạm. Đừng nên đứng nghiêm trang nhìn vào máy quay. Bẻ vai về phía sau và thả lỏng cơ bắp. Hít thở sâu, đừng bắt chéo tay trước ngực. Tư thế này tạo một sự phòng vệ không cần thiết đối với người xem.
- Nở nụ cười thân thiện khi video bắt đầu. Ấn tượng đầu tiên luôn rất quan trọng.
- Chủ động điều chỉnh tốc độ khi nói.
- Sử dụng một số đạo cụ khác như bút, bảng để tay chân bớt lóng ngóng trên video.
- Luyện tập, luyện tập và luyện tập liên tục. Đây là cách tốt nhất để cải thiện phong thái của bạn trên video. Hãy xem lại những footage mình đã quay và tập trung tìm ra điểm yếu để khắc phục.
2. Quay phim doanh nghiệp từ nhiều góc khác nhau
Di chuyển góc nhìn của người xem sang các góc nhìn khác nhau trong quay phim doanh nghiệp giúp tăng hiệu ứng đối với người xem, việc các footage thay đổi linh hoạt cũng làm video bớt nhàm chán.
Tips: Khi thay đổi góc quay, thay đổi ít nhất là 45 độ so với góc quay ban đầu. Những di chuyển quá nhỏ của camera không có tác dụng gì với tính hiệu quả của phương pháp này.mà chỉ làm người xem thấy khó hiểu và bối rối.\
3. Chọn 1 phần mềm chỉnh sửa tốt và hợp lí
Phần mềm edit video tốt sẽ giúp những footage gốc trở thành những điều tuyệt vời. Có một số phần mềm đơn giản như Wave.video, Camtasia hay iMovie. Một số phần mềm với các tính năng chuyên nghiệp hơn để quay phim doanh nghiệp có thể kể đến Final Cut Pro, Adobe Premier Pro,...
4. Phần edit không cần cầu kì
Trong quay phim doanh nghiêp, phong cách chỉnh sửa video hiện đại và chuyên nghiệp sẽ là lựa chọn tối ưu hơn. Thử một số hiệu ứng phá cách, mới lạ có thể rất vui trong quá trình chỉnh sửa, nhưng edit đơn giản, hiện đại luôn chuyên nghiệp nhất.
Một số điều phải làm khi edit:
- Luôn chú ý loại bỏ những tạp âm không cần thiết.
- Xem xét kĩ và điều chỉnh ánh sáng
- Cắt đi những nhịp nghỉ kì quặc và gượng gạo.
- Thêm vào nhạc nền và hiệu ứng chuyển tiếp
5. Luôn lên kế hoạch cho video quay phim doanh nghiệp từ trước
Bằng việc lên kế hoạch trước, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng chất lượng của video sản phẩm sẽ luôn tương xứng với kì vọng và chất lượng footage gốc.
Ngay từ khi bắt đầu, hãy luôn tự đặt ra câu hỏi để định hình được mục đích của video, mục tiêu muốn đạt được hay nội dung cần giao tiếp với khách hàng,... Một khi đã xác định được những điêu trên, hãy viết ra kịch bản cũng như storyboard của video và đừng ngại chỉnh sửa nhiều lần đến khi nào hoàn hảo nhất có thể.
Quay phim doanh nghiệp là một quá trình tìm hiểu, lên ý tưởng và thực hiện liên tục, vì thế, nắm rõ những mẹo nhỏ trên sẽ giúp doanh nghiệp không còn bỡ ngỡ và băn khoăn nữa.
Một cách đơn giản hơn là tìm đến những bên thứ 3 để hỗ trợ và rút ngắn công đoạn hoàn thành video phim doanh nghiệp tới mức tối đa với chi phí phù hợp. Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một Phòng media thuê ngoài để sản xuất và quay phim doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả, đừng ngại mà hãy liên hệ ngay với MODIAZ để được tư vấn và hướng dẫn nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét