Tối ưu hoá SEO cho các video giới công ty trên nền tảng YouTube

Khi nhìn vào những kênh có lượt xem nhiều nhất trên YouTube, bạn sẽ nghĩ rằng những kênh đó đã nổi tiếng sẵn và có nhiều người theo dõi kênh. Nhưng bất kì kênh YouTube nào cũng bắt đầu từ con số 0. Vậy làm thế nào để một video giới thiệu công ty thu hút được hàng triệu lượt xem trong khi các video cùng chủ để khác chỉ có 10 người xem?

Chia khoá giúp cho video của bạn thu hút nhiều người xem hơn chính là YouTube SEO.
Nấu bạn muốn mọi người nhìn thấy video giới thiệu công ty của mình, bạn cần phải tối ưu hoá cho video đó. Điều này đặc biệt quan trọng khi có ngày càng nhiều các kênh mới xuất hiện trên nền tảng YouTube và cũng sản xuất nội dung tương tự với bạn. Trong một kết quả nghiên cứu năm 2019, Wyzowl đã cho thấy có 88% marketer đang lên kế hoạch sử dụng YouTube như là một kênh thông tin cho doanh nghiệp. Một nghiên cứu khác cũng thống kê được có 567,000 giờ video được đăng tải lên YouTube mỗi ngày.
Nhưng đừng để điều này làm bạn chùn bước. Các video giới thiệu doanh nghiệp của bạn vẫn có khả năng đạt thứ hạng cao hơn trên YouTube, bạn chỉ cần biết "bí quyết" và chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những bí quyết đó.
Sau đây là 13 cách giúp bạn "leo hạng" trên YouTube trong năm 2019.

1. Có một bộ từ khoá tập trung

Cho dù bạn đã đăng tải một vài video trên kênh của mình hay vẫn chưa ghi hình, tạo một bộ từ khoá tập trung cho mỗi video sẽ giúp ích cho việc tăng thứ hạng của kênh. Tất cả các nguồn dữ liệu tìm kiếm đều vần hành bằng cách tương thích cụm từ mà người dùng tìm kiếm với những kết quả liên quan nhất. Và YouTube cũng vậy!
Nếu trên kênh của bạn đã có những video trước đó, xem lại chúng và cố gắng đính kèm một chủ đề chính nào đó. Để xác định chủ đề video, bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau: Video đó tập trung vào vấn đề gì? Từ khoá ở đây là gì?
Ở những video tiếp theo, sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nếu bạn chọn từ khoá trước khi sản xuất video. Theo cách đó, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm từ khoá để giúp bạn tìm ra cụm từ nào là phổ biến nhất để sử dụng.
Một số công cụ tìm kiếm từ khoá phổ biến bao gồm: Ahrefts, SEMrush, Keywords Everywhere và KeywordTool.io. Tất cả các công cụ này đều hoạt động giống nhau nhưng Keywordtool.io là công cụ "thân thiện" nhất với những người mới làm quen. Bạn chỉ cần lựa chọn một nguồn tìm kiếm dữ liệu, trong trường hợp này là YouTube hoặc Google, và sau đó chọn một từ khoá thích hợp. 
Sau khi bạn tìm ra một từ khoá cho các video giới thiệu doanh nghiệp mà liên quan gần nhất đến chủ đề của video và có lượng tìm kiếm lớn.

video-gioi-thieu-cong-ty

2. Tối ưu tiêu đề video

Sau khi có từ khoá, bạn có thể bắt đầu sử dụng từ khoá đó để tối ưu cho tiêu đề của video bằng nhiều cách khác nhau nhằm làm tăng thứ hạng tìm kiếm. Một cách đơn giản nhất chính là đặt tiêu đề của video có chứa từ khoá. Tuy nhiên, với 400 giờ video được đăng tải lên YouTube mỗi phút, duy nhất một từ khoá đúng một mình là không đủ để đẩy mạnh SEO cho video của bạn.
Tiêu đề của bạn phải thật bắt mắt. Tiêu đề cần truyền tải được lời nhắn đến người dùng YouTube rằng: "Hãy ấn vào đây!" Một cách đặt tiêu đề hay là hứa hẹn điều gì đó. Nội dung video sẽ cung cấp thông tin gì? Đó là một nội dung giải trí hay nghiêm túc về một vấn đề nào đó. Hãy cho người dùng biết họ chuẩn bị xem nội dung như thế nào. 
Video có thứ hạng cao nhất với từ khoá "Instagram hacks" hứa hẹn sẽ hướng dẫn cho người xem một điều gì đó mới mẻ, và tất nhiên các kết quả hiện thị đều có chứa từ khoá bạn đã tìm. Bên cạch đó tiêu đề vẫn cần có những giải thích thêm.

video-gioi-thieu-cong-ty

3. Tối ưu hoá mô tả video

Bên cạnh việc tối ưu hoá tiêu đề video, bạn cũng có thể tối ưu hoá phần mô tả của video. Khi tiêu đề của bạn trở nên bắt mắt đủ để thu hút người xem, bạn có thể đầu tư nhiều thời gian hơn cho phần mô tả video. YouTube cho phép hiển thị 125 kí tự đầu tiên trong phần mô tả của bạn. Lý tưởng nhất là bạn viết số lượng từ gấp đôi số đó, khoảng 250 từ. YouTube cũng đề xuất rằng bạn nên đặt những từ khoá quan trọng nhất vào phần đầu của phần mô tả.
Ngoài ra, có một số lưu ý bạn cần ghi nhớ khi viết phần mô tả cho mỗi video:
  • Đừng quên chèn cụm từ khoá
  • Đảm bảo rằng tiêu đề của bạn là độc nhất. Đừng nên sao chép từ một website nào khác
  • Chèn địa chỉ URL của web chính để điều hướng người xem đến thẳng web của doanh nghiệp
Phần mô tả được tối ưu sẽ cho phép YouTube hiểu rằng video của bạn nói về chủ đề gì và sau đó sẽ giúp bạn tìm đến đúng đối tượng người xem mục tiêu.

4. Chèn thêm các thẻ tag phù hợp

Sau khi đã tối ưu hoá từ khoá trong tiêu đề và mô tả video, bạn cũng nên chèn những cụm từ đó vào phần thẻ tag. Và đừng ngại chèn thêm những cụm từ có liên quan đến từ khoá của bạn và tìm kiếm thêm nhiều cụm từ mà bạn có thể nghĩ đến. Ví dụ về từ khoá "Instagram Hacks", bạn có thể phát triển thêm 7 cụm từ liên quan:
  • Instagram Hacks
  • Instagram
  • Hacks
  • Life Hacks
  • Social Media Hacks
  • Social Media
  • Social Media Tips
Các cụm từ được sử dụng không cần phải quá cụ thể. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ theo dõi thứ hạng từ khoá, các công cụ này sẽ cho phép bạn tìm ra thứ hạng của rất nhiều thẻ tag các nhau để bạn có thể chọn ra cụm từ tối ưu nhất cho SEO.

5. Tạo lời dẫn video cuốn hút

Nhiều người thường có xu hướng bỏ qua công việc này. Nhưng nếu chuẩn bị một lời dẫn video cẩn thận trước bạn sẽ có lời dẫn với câu chữ ngắn gọn, chau chuốt và dễ hiểu hơn. Một nghiên cứu của AdAge năm 2015 đã cho thấy marketer chỉ có 10 giây để thu hút người xem trước khi "đánh mất" họ. Nghiên cứu đó cũng chỉ ra rằng nếu người xem không dành toàn bộ sự tập trung cho 30 giây đầu tiên, hầu hết họ sẽ để mất 33% người xem. Hãy nhớ rằng, đấy là số liệu của năm 2015. Và cho đến thời điểm hiện tại, sự khó tính của người xem đã tăng lên rất nhiều lần.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng lời dẫn video của bạn phải thật ngắn gọn và có mở đầu cuốn hút để giữ chân người xem. Lời dẫn trong video cần phát triển nhằm đến mục đích của cùng là hoàn thành những điều bạn đã hứa hẹn với người xem trong phần đầu của video.

6. Bắt đầu làm những video dài hơn

Thay vì những video ngắn gọn, một video dài thực sự có sức lối cuốn nhất định so với các video ngắn trên nền tảng YouTube. Tìm kiếm thử một cụm từ khoá trên YouTube và bạn sẽ thấy hầu hết các video đạt thứ hàng đầu thường khá dài.
Trên thực tế, YouTube đã sử dụng dữ liệu của thời gian một người xem ở lại trong video đó như là một thước đo xếp hạng. Thời gian bạn xem dài hơn đồng nghĩa với việc bạn thích cái đó. Video của bạn được người xem ở lại càng lâu thứ hạng của video đó càng cao. Điều có nghĩa là xu hướng của YouTube là các video dài và có thời gian người xem ở lại lâu.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cố để kéo dài video của mình lâu nhất có thể. Điều này chỉ có nghĩa là bạn không cần quá khuôn khổ, đặt mọi thứ vào đúng các khoảng thời gian hạn chế. Nếu video của bạn dài nhưng có mạch nội dung rõ ràng thì vẫn đủ thú vị và lôi cuốn người xem, nhờ đó mà YouTube sẽ đặt bạn ở thứ hạng cao hơn.

7. Khuyết kích sự tương tác và quay lại trong tương lai

Kết mỗi video trên YouTube đều kết thúc với câu: "Nếu bạn thích video này, hãy nhấn nút Like bên dưới và đừng quên đăng kí theo dõi kênh để xem những nội dung khác trong tương lai..."
Lý do là vì sự tương tác và sự gắn kết với khán giả sẽ góp phần tạo hiệu quả cho SEO. Mỗi khi có người thích, bình luận hoặc theo dõi trên kênh của bạn, nó sẽ phát ra một tín hiệu đến YouTube rằng người xem của bạn thích các nội dung từ kênh và mong muốn được xem nhiều hơn trong tương lai. Vì vậy, hãy sản xuất nhiều nội dung hơn, nhiều video hơn.

video-gioi-thieu-cong-ty

8. Tạo hình ảnh Thumbnail thú vị

Có 2 thứ mà người xem thấy trước khi họ quyết định có bấm vào video của bạn hay không: Tiêu đề video và ảnh Thumbnail. Và, với các thông tin được hình ảnh hoá sẽ có hiệu quả trong việc truyền tải nội dung nhanh hơn gấp 60,000 so với chữ. 
YouTube có thể tự động đặt ảnh thumbnail cho video của bạn nhưng nó thường là một ảnh ngẫu nhiên từ video. Để video của bạn trở nên nổi bật hơn, bạn cần sử dụng một hình ảnh độc đáo, đẹp mắt giúp thu hút sự chú ý của người xem hơn. 
Mỗi thumbnail được lựa chọn để thu hút người xem. Nhân vật chính trong video phải nhìn thẳng trực diện vào camera và các chữ trên khung hình phải đủ rõ ràng và đầy đủ về nội dung chính của video.

video-gioi-thieu-cong-ty

9. Tạo playlist

Playlist là một công cụ tuyệt vời giúp tăng thời gian xem chung của một kênh YouTube vì chúng được phát tự động. Vì vậy, thay vì chỉ xem một video, người xem có thể xem 5 hay 6 video một lúc.
Để tạo playlist bạn cần nhóm các video có nội dung tương tự nhau, có cùng chủ đề với nhau.

10. Tạo backlinks

Chèn link là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của video. Nếu bạn đã quen với việc tối ưu hó nội dung viết, tương tự như với website và blog, bạn cũng có thể chèn backlinks để giúp họ xác định những nội dung của bạn là có giá trị.
Để tăng số lượng backlink, hãy đảm bảo việc đăng video càng nhiều nơi càng tốt như với website và blog. Đạt thứ hạng cao trên Google có thể giúp video của bạn xuất hiện trên những trang tìm kiếm đầu tiên với từ khoá bạn sử dụng.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu sản xuất phim doanh nghiệp, video giới thiệu công ty, hãy liên hệ ngay với Modiaz, đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế hồ sơ doanh nghiệp hàng đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Pages