7 bước cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của video giới thiệu sản phẩm

Trên thực tế, những người mua hàng sau khi xem một video giới thiệu sản phẩm sẽ có khả năng mua hàng lên đến 85%, nhiều hơn hẳn so với những người không xem video. Là một trong những phương thức truyền tải nội dung hiệu quả nhất đến người xem, video chắc chắn sẽ là công cụ hữu hiệu giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn này, hầu hết các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng video trong các chiến lược marketing và kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày càng nhiều nội dung được chuyển về dạng video để đáp ứng nhu cầu người xem. Vậy làm thế nào để trở nên nổi bật và bạn có thể tận dụng mọi thứ trong khả năng của doanh nghiệp để đạt được kết quả mong muốn?
Sau đây là 6 bước cơ bản sẽ giúp bạn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi từ người xem thành khách mua hàng với việc sản xuất video giới thiệu sản phẩm.

video-gioi-thieu-san-pham

1. Nói bằng ngôn ngữ của khách hàng

Điểm mấu chốt của việc sản xuất một video giúp chuyển đổi khách hàng một cách tự nhiên nhất là sử dụng ngôn ngữ trong video giống với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Khi bạn viết lời dẫn trong video, đừng cố gắng chèn vào hàng loạt buzzwords, những từ hoặc cách diễn đạt của một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể nào đó mà được sử dụng theo một cách thời thượng, theo xu hướng thường thấy trong truyền thông. Những người viết nội dung có thể nghĩ rằng sử dụng thật nhiều buzzwords sẽ t nên hiệu quả truyền thông, nhưng trên thực tế, đó chỉ hàng loạt những từ "đao to búa lớn" và không mang ý nghĩa gì nếu như người xem không thể hiểu được. Hãy tìm hiểu tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để xác định rõ đối tượng mục tiêu là ai và sử dụng ngôn ngữ đồng điệu với họ.

2. Đơn giản hoá mọi vấn đề

Thông điệp bạn muốn gửi gắm trong video giới thiệu sản phẩm cần phải chỉn chu, đơn giản, chu chuốt. Rất khó để thu hút sự chú ý của một người trong một khoảng thời gian dài, vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn luôn rút ngắn video và đi thẳng vào những vấn đề trọng yếu. Và thời lượng lý tưởng dành cho mỗi video là từ 1 đến 2 phút. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc truyền tải ý tưởng của mình trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, hãy thử nghiên cứu và học cách kể chuyện trong vòng 30 giây.

3. Trình bày các lợi ích, không phải đặc điểm sản phẩm

Khi bạn có một sản phẩm tuyệt vời và có một tỷ những tính năng, đặc điểm mà bạn muộn khoe với tất cả người xem trong video giới thiệu sản phẩm. Thực tế là các khách hàng không thực sự quan tâm mấy đến các đặc điểm của sản phẩm. Họ muốn biết là sản phẩm này sử dụng để làm gì, có ích lợi gì cho họ hay không. Hãy khoe với toàn bộ khách hàng sản phẩm của bạn có thể mang lại những lợi ích gì cho họ và chắc chắn rằng bạn sẽ nhận lại nhiều phản hồi, tương tác từ người xem.

4. Lựa chọn thể loại video 

Có một số thể loại video phổ biến mà bạn có thể sử dụng nhằm tăng doanh thu của sản phẩm. Một video giới thiệu sản phẩm là lựa chọn thích hợp nhất để giới thiệu sơ bộ về sản phẩm với người xem. Một video trên website hay trong ứng dụng sử dụng công nghệ quay màn hình để diễn tả cách sử dụng sản phẩm. Một video hoạt hình animation sẽ phù hợp nhất để kể một câu chuyện về doanh nghiệp hay sản phẩm một cách lôi cuốn.

5. Kể một câu chuyện

Điều này còn phụ thuộc vào thể loại video bạn đã lựa chọn. Nhưng nhìn chung, kể một câu chuyện trong video là một cách hay để luôn giữ cho khách hàng xem video lâu hơn. Đối với những video animation, người sản xuất video dạng này luôn nắm lòng một quy luật chung. Đầu tiên, đặt nhân vật vào trong video trong vai trò là khách hàng của doanh nghiệp và đang phải đối mặt với một vấn đề nào đó. Sau đó, giới thiệu thương hiệu và giải thích cho người xem tính năng của sản phẩm giúp giải quyết vấn đề của họ. Đây là một trình tự cơ bản và cũng vô cùng hiệu quả đối với những video giới thiệu sản phẩm.

6. Kêu gọi hành động một cách khéo léo

Kêu gọi hành động là mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện video giới thiệu sản phẩm của bạn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, tỷ lệ chuyển đổi từ người xem thành khách hàng cao, bạn cần phải suy nghĩ và cân nhắc kĩ càng. Phần kêu gọi hành động thường được đặt ở cuối video, đóng vai trò như một phần kết của câu chuyện. Hãy thử nghĩ xem bạn muốn khách hàng của mình có hành động gì sau khi xem video? Bạn có muốn họ liên lạc với doanh nghiệp không? Hay đăng kí và tạo một tài khoản? Mua một chiếc váy? Hãy khơi gợi ra một hành động định hướng khách hàng mà sẽ góp phần tạo nên doanh thu cho công ty trước khi kết thúc video nhé.

7. Xuất hiện trước mặt khách hàng

Sau khi sản xuất được một video ưng ý, đã đến lúc bạn đăng tải nó trên website của công ty và các trang mạng xã hội khác. Vấn đề bạn có thể gặp ở đây là không phải kênh truyền thông nào cũng giống nhau, vì vậy bạn cần phải tối ưu hoá video của mình tuỳ theo từng nền tảng. Khi đăng tải video lên YouTube, hãy đảm bảo rằng video của bạn có phần mô tả video và thẻ tag đầy đủ với các từ khoá liên quan có chọn lọc kỹ lưỡng để Google có thể tìm thấy và hỗ trợ tăng lượt xem, lượt tương tác cho video đó. Sử dụng hashtag trên nền tảng Twitter và tạo thành các topic bàn luận trên Facebook hoặc Google+. Nếu bạn muốn đăng tải video lên website của doanh nghiệp, cần đảm bảo rằng vị trí đặt video phải phù hợp và khách hàng có thể nhìn thấy dễ dàng. Ví dụ, nếu là một video giới thiệu sản phẩm, bạn cần gắn nó đi cùng với sản phẩm đó.

Nếu bạn bần hỗ trợ trong quá trình sản xuất video, Modiaz luôn sẵn sàng phục vụ và tư vấn cho khách hàng. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, Modiaz có thể đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và sẽ khiến doanh nghiệp có thể tự tin đặt logo thương hiệu của mình lên sản phẩm của chúng tôi. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn!

Xem thêm: Lựa chọn sản xuất video doanh nghiệp dưới dạng hoạt hình hay quay hình?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Pages