Sản xuất phim doanh nghiệp trên nền tảng YouTube: Làm thế nào để tối ưu hoá trên công cụ tìm kiếm YouTube

Trong những thập kỉ gần đây, marketing đã có những bước chuyển mình và phát triển đáng kể. Marketer hiểu rằng công việc của họ không còn đơn giản chỉ là đăng tại thật nhiều nội dung, các nội dung đó cần phải đạt chất lượng cao và được tối ưu hoá trên các công cụ tìm kiếm. 

Sáng tạo nội dung trong thời đại này không còn bị giới hạn là ngôn từ nữa. Ngày nay, các chiến lược xây dựng và phát triển nội dung bao gồm việc viết lách như blog hay ebook, cũng như là podcast, hình ảnh, video.
Theo xu hướng hiện nay, hình thức video marketing đang trên đà phát triển. Theo một báo cáo năm 2018, 45% marketer đã đầu tư nhiều hơn YouTube trong năm này, nhiều hơn tất cả các kênh truyền thông khác.
Và với sự phát triển không ngừng của một hình thức nội dung mới, người làm nội dung cần phải tối ưu hoá tất cả video này trên công cụ tìm kiếm để nó có thể nhanh chóng đến được với khán giả. Một nền tảng cốt lõi để bạn làm điều này đó chính là YouTube, một website phân phối video được sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên làm thế nào để việc sản xuất phim doanh nghiệp của bạn đạt chuẩn SEO YouTube và thu được thành quả tốt nhất? Hãy tham khảo và làm theo một số mẹo dưới đây.

1. Đặt tiêu đề video sử dụng các từ khoá chính của doanh nghiệp

Cũng tương tự như khi bạn tối ưu hoá nội dung chữ, bạn sử dụng công cụ SEO để xác định từ khoá mà bạn muốn video của mình sẽ tập trung vào.
Với một từ khoá xác định, nơi đầu tiên bạn nên đặt nó vào là ở các tiêu đề của video trước khi bạn đăng tải video đó lên YouTube. YouTube không thể thực sự "xem" video của bạn để đánh giá mức độ tương thích, phù hợp với từ khoá. Tuy nhiên, YouTube có thể đọc tiêu đề video của bạn và tất cả các đoạn mã code của video khi nó được đăng tải.

2. Chèn các từ khoá một cách tự nhiên trong tiêu đề video

Khi tìm kiếm video, một trong những thứ đầu tiên đập vào mắt bạn là tiêu đề video. Tiêu đề thường đóng vai trò quyết định liệu người xem có clink vào xem video của bạn hay không. Vì vậy, tiêu đề video không chỉ cần phải cuốn hút và còn cần rõ ràng và chính xác.
Mặc dù từ khoá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiêu đề video của bạn, nó cũng giúp tăng sự trùng khớp với điều mà người xem tìm kiếm. Đã có thống kê từ Backlinko chỉ ra rằng các tiêu đề có bao gồm từ khoá chính xác chỉ có lợi thế hơn một chút so với những tiêu đề không có.
Vì vậy, sử dụng từ khoá trong tiêu đề có thể là một cách giúp video leo hạng trên bảng tra cứu, tuy nhiên nó lại không có quan trọng. Thay vào đó, hãy tối ưu hoá từ khoá của bạn chỉ khi nào nó phù hợp một cách tự nhiên, không miễn cưỡng với tiêu đề.
Cuối cùng, lựa chọn tiêu đề ngắn gọn. Chỉ nên giới hạn trong 60 kí tự tiêu đề để tránh việc bị cắt bớt khi hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

3. Tối ưu hoá phần mô tả video

Trước hết, theo Google, giới hạn số ký tự chính thức của phần mô tả video YouTube là 1000 ký tự. Bạn có thể sử dụng hết khoảng trống đó, nhưng nhớ rằng hầu hết người xem vào đây là để xem video, không phải là để đọc.
Nếu bạn lựa chọn việc viết mô tả dài, hãy nhớ rằng YouTube chỉ hiển thị 2 đến 3 dòng đầu tiên của đoạn, khoảng 100 kí tự.
Để tối ưu hoá video, việc thêm mô tả là điều nên làm, đặc biệt là với những người xem video không mở tiếng.

4. Thêm tag cho video với những từ khoá phổ biến có liên quan dến chủ đề video

YouTube cũng khuyến khích việc sử dụng tag để giúp người xem hiểu rõ hơn về nội dung video của bạn. Thông qua tag, bạn không chỉ thông báo đến người dùng mà còn đang thông báo nội dung đến YouTube. Nền tảng này sử dụng tag để nắm bắt nội dung và bối cảnh trong video.
Qua đó, YouTube sẽ nhận biết mức độ phù hợp của video của bạn với những video tương tự khác. Điều này sẽ góp phần mở rộng phạm vị người xem video. Tuy nhiên, sử dụng tag rộng rãi không có nghĩa là sử dụng những tag không liên quan với mục đích "câu view". Trên thực tế, Google sẽ xử phạt với những hành vi như vậy. Cũng tương tự như phần mô tả, hãy chọn lọc ra các từ khoá quan trọng nhất, bao gồm các từ khoá thông dụng và có kèm đuôi.

5. Phân loại video

Sau khi đăng tải video, bạn có thể phân loại chúng bằng tính năng cài đặt nâng cao. Phân loại cũng là một cách giúp video của bạn liên kết tốt hơn với những nội dung có liên quan trên YouTube để tạo thành những danh sách phát khác nhau, từ đó tăng lượng xem của video.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại không dễ dàng như vậy. Trên thực tế, YouTube khuyến khích marketer thông qua một công đoạn để xác định thể loại video phù hợp. Điều này rất có ích khi xem xét nội dung video nào cùng thể loại đang thể hiện tốt qua các câu hỏi như:

  • Ai là là nhà sáng tạo nội dung hàng đầu với những video cùng thể loại? Họ được biết tới nhờ điều gì và điều gì họ đã làm tốt?
  • Có những đặc điểm chung nào giữ người xem của các kênh liên quan với thể loại đó?
  • Các video cùng thể loại có chất lượng đồng đều về mặt sản xuất, nội dung, đồ dài và hình thức không?

6. Đăng tải hình ảnh thumbnail cho link kết quả của video


ẢNh tubmbnail là hình ảnh chính mà người xem thấy khi lướt qua các kết quả video hiển thị. Cùng với tiêu đề video, ảnh thumbnail tiếp lộ nội dung của video cho người xem nhờ đó làm tăng lượt click và tăng lượt xem cho video.
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn ảnh thumbnail tự chọn ngẫu nhiên bởi YouTube, nhưng để xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên sử dụng ảnh thumbnail thiết kế riêng. Đồng thời, hãy đảm bảo ảnh thumbnail xuất hiện với chất lượng cao nhất xuyên suốt các nền tảng khác nhau.

7. Sử dụng file SRT để thêm phụ đề 

Phụ đề cũng có thể góp phần nâng cao tói ưu hoá công cụ tìm kiếm YouTube thông qua việc nhấn mạnh các từ khoá quan trọng.
Để chèn phụ đề vào video, bạn cần phải đăng tải transcript hoặc phụ đề có căn chỉnh thời gian hiển thị.

8. Gắn thẻ và màn hình kết để tăng lượt truy cập trên kênh YouTube

Thẻ

Khi bạn xem một video, bạn có thể thấy một hình tròn chữ "i" nhỏ ở góc. Đó chính là Thẻ, được sử dụng để hiển thị thông báo trên màn hình máy tính và điện thoại mà bạn có thể cài đặt để quảng cáo cho doanh nghiệp và kênh của bạn.
Bạn có thể gắn lến đến 5 thẻ trong một video, bao gồm 6 loại:

  • Thẻ kênh chuyển hướng người xem đến 1 kênh khác
  • Thẻ ủng hộ thường được sử dụng để gây guỹ trên danh nghĩa của các tổ chức phi lợi nhuận
  • Thẻ đóng góp của fan nhằm kêu gọi người xem hỗ trợ sản xuất nội dung video
  • Thẻ link chuyển hướng nguwoif xem đến trang web bên ngoài.
  • Thẻ bầu chọn, hiển thị một câu hỏi dành cho người xem và cho phép họ lựa chọn các phương án phản hồi
  • Thẻ video hoặc danh sách phát liên kết với các nội dung YouTube khác cùng thể loại

Màn hình kết



Màn hình kết cũng hiện thị những thông tin tương tự thẻ nhưng chỉ xuất hiện khi đến cuối video và sẽ có những thiết kế chi tiết hơn.
Quan trọng là YouTube luôn luôn kiểm tra màn hình, phân cảnh kết video để tối ưu hoá trải nghiệm người xem. Vì vậy trong một số trường hợp bạn sẽ không thấy được màn hình kết thúc video như mình mong muốn xuất hiện. Hãy cân nhắc yếu tố này để lựa chọn việc sử dụng thẻ hay màn hình kết video sao cho phù hợp.

Những chi tiết và đặc điểm kể trên có vẻ phức tạp và tốn nhiều thời gian, nhưng hãy nhớ rằng: Thời gian người dùng xem YouTube trên TV của họ nhiều hơn gấp 2 lần mỗi năm. Và vẫn còn nhiều khán giả tiềm năng bạn chưa khai thác hết. Khi tối ưu hoá video trên YouTube, cơ hội để video và nội dung của bạn được đến với nhiều người hơn tăng cao.

Để nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn đầy đủ để tối ưu hoá sản xuất phim doanh nghiệp trên nền tảng YouTube, hãy liên hệ ngay với Modiaz!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Pages