7 sai lầm khiến video giới thiệu công ty trở thành thảm hoạ

Marketer đều mong muốn sản xuất được những video giới thiệu công ty có sức ảnh hưởng và lan toả mạnh trong cộng đồng. Thông thường, khi doanh nghiệp chăm chăm vào sản xuất những video "khủng", họ có thể quên mất điểm mấu chốt của mọi chiến dịch marketing chính là khách hàng. 

Thay vì "đốt tiền" vào việc sản xuất video hoành tráng mà không đầu tư cho nội dung, bạn vừa có thể tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn có những video giới thiệu công ty hiệu quả, hay ít nhất là đủ sức hấp dẫn người xem. Mặc dù đã có rất nhiều bài báo và nghiên cứu đề xuất những điều bạn nên làm nhưng vẫn có nhiều chuyên gia marketing còn hiểu lầm và gây ra lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Bài viết sẽ chỉ ra cho bạn 7 lỗi thường gặp có thể giúp bạn biến video doanh nghiệp trở thành một công cụ quảng cáo đắc lực.
video-gioi-thieu-cong-ty

1. Bỏ quên tầm quan trọng của lời thoại dẫn trong video

Lời thoại hay câu chuyện lồng ghép trong video tạo nên giá trị cho cả video. Nhiều người có thể thắc mắc :"Làm thế nào có thể truyền tải một câu chuyện hoàn chỉnh trong vòng 60 giây ngắn ngủi? Liệu người xem có muốn thấy những hình ảnh hoạt hình chớp nhoáng, không rõ ràng. Câu trả lời là không.
Ngay từ những giây đầu tiên của video, bạn phải thu hút được sự tò mò của người xem, hứa hẹn một video có nội dung chất lượng và mang tính giải trí nhất định.
Một phần việc quan trọng có thể giúp bạn đạt được điều này chính là soạn lời thoại dựa trên những giá trị cốt lõi của công ty hay sản phẩm. Thông qua việc sử dụng ngôn từ phù hợp và lối kể chuyện cuốn hút, bạn có thể dễ dàng truyền tải trọn vẹn thông điệp của mình qua một video 60 giây. 

2. Quá tải thông tin trong một video

Bao trọn lịch sử doanh nghiệp trong 10 năm vào một video có lẽ là điều không thể. Đây có lẽ là một ý tưởng tồi tệ vì video không những bj quá tải nội dung mà còn quá tải các hình ảnh hay đồ hoạ sử dụng để truyền đạt ý tưởng.
Khi sản xuất video giới thiệu công ty, tóm lược lại quá trình hình thành công ty sẽ giúp người xem dễ dàng nắm bắt thông tin và ghi nhớ tốt hơn. Trong một video, người xem chỉ cần ghi nhớ về ý tưởng bao quát mà bạn muốn truyền tải đã là một thành công lớn. Vì vậy trước khi bắt tay vào viết thoại cho video, hãy xác định rõ ràng nội dung và câu chuyện bạn muốn kể. 

3. Thời lượng video quá dài

Với một người bình thường, thời gian tập trung của họ dành cho một video trên mạng chỉ khoảng 90 giây. Một video đẹp với nội dung rõ ràng và cuốn hút có thể dành trọn thời gian tập trung của người xem một cách dễ dàng. Vì vậy, video giới thiệu công ty của bạn nói riêng, mọi loại video quảng cáo nói riêng, cũng chỉ nên kéo dài trong khoảng 90 giây.

4. Lựa chọn nhạc nền quá nổi bật

Nhạc nền là một yếu tố cần thiết để có một video hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhạc "nền" chỉ mang tính chất "làm nền", không được lấn át phần hình của video. Bản nhạc phù hợp để làm nền cho video là những bài nhạc giúp duy trì sự chú ý và cảm xúc của người xem, hỗ trợ việc truyền tải câu chuyện dễ dàng hơn.

5. Chuyển động trong video quá nhanh hoặc quá chậm

Sự hạn chế các hình ảnh động trong video quá phần hình bị lệch so với file thu tiếng. Đây thường là một vấn đề về ngân sách do không đủ kinh phí để thiết kế nhiều đồ hoạ. Tuy nhiên, thay vì xuất ra những video kém chất lượng, bạn nên để dành ra một khoản ngân sách phù hợp để hoàn thiện video với chất lượng tốt nhất. 
Nếu video dưới dạng hoạt hình, hình ảnh động không nên thiếu và cũng không nên thừa. Cần có đầy đủ các chi tiết hình ảnh và chuyển động để bắt mắt người xem nhưng cũng không nên bao gồm quá nhiều hành động khiến người xem quên mất họ vừa xem gì. Nhịp độ và số lượng animation sử dụng trong video nên tự nhiên nhất có thể và tương ứng với file thu âm hoặc nhạc nền.

video-gioi-thieu-cong-ty

6. Không có một mục tiêu rõ ràng cho video ngay từ đầu

Xuyên suốt quá trình sản xuất video, bạn cần có một "dòng chảy" nội dung và ý tưởng để bám vào phát triển. Điều này sẽ giúp bạn không đi lan man hay đi sai mục đích của video. Vấn đề này có lẽ là điều hiển nhiên và ai cũng biết. Tuy nhiên, rất nhiều video giới thiệu công ty chỉ mang tính chất liệt kê thông tin của doanh nghiệp mà hoàn toàn không truyền tải được bất kì chủ ý hay nội dung gì rõ ràng.
Nếu bạn muốn thu hút và duy trì lượng người theo dõi doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mình, hãy đưa họ đi theo cuộc hành trình của công ty, cho họ thấy những giá trị có trong sản phẩm và dịch vụ của bạn, không ngừng phát triển và đổi mới để níu chân khách hàng.

7. Sử dụng file ghi âm nghiệp dư

Việc thu âm có thể là một khoản đầu tư không nhỏ trong công đoạn sản xuất. Mức giá còn phụ thuộc vào độ dài, số file ghi và ngôn ngữ bạn muốn thể hiện. Thường để có một file thu âm hoản chỉnh, chuyên nghiệp, bạn sẽ phải trả một khoản tiền không nhỏ. 
Tuy nhiên, lời thu âm trong video có thể tạo ra sự khác biệt dẫn đến thành công của một video. Những người chuyên lồng tiếng được đào tạo để sử dụng giọng nói của họ như một công cụ để truyền tải nội dung hiệu quả và cuốn hút. Họ biết cách nhấn nhá, lên xuống giọng sao cho thu hút sự chú ý của người xem. 
Với video giới thiệu doanh nghiệp, giọng đọc phổ biến và được ưa chuộng nhất là tông giọng ấm, lưu loát nhưng đồng thời thể hiện được tính chuyên nghiệp trong đó. Giọng đọc lý tưởng nhất là cân bằng giữa việc tạo cảm giác thoải mái cho người nghe với cảm giác tràn đầy năng lượng, đáng tin cậy.

Trên đây là 7 lưu ý bạn cần phải tránh khi sản xuất video giới thiệu công ty. Video đóng vai trò làm bộ mặt cho doanh nghiệp, là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những giá trị và thông điệp của doanh nghiệp.

Để nhanh chóng bắt kịp xu hướng video marketing hiện nay với những video đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý, hãy liên hệ ngay với Modiaz để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ bạn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Pages